Bản vẽ kiến trúc đóng một vai trò vô cùng quan trọng mang tính định hướng khi thi công một công trình xây dựng. Để hiểu rõ hơn bản vẽ kiến trúc là gì, cùng tham khảo bài viết sau của Blockchainbds.
Bản vẽ kiến trúc là gì?
Bản vẽ kiến thúc được hiểu đơn giản là một bộ hồ sơ chi tiết và tổng quan về công trình xây dựng. Bộ hồ sơ này sẽ trình bày rõ ràng về kích thước, diện tích, hình dáng, kết cấu của một công trình hoàn chỉnh.
Bản vẽ kiến trúc là thuật ngữ khá quen thuộc và là nền tảng để thi công những công trình xây dựng vừa đảm bảo tính thẩm mỹ, kết cấu vững chắc và an toàn, vừa đảm bảo tối ưu công năng sử dụng.
Mỗi bản vẽ sẽ được thiết kế kỹ lưỡng và phù hợp theo mong muốn của gia chủ. Nhưng nhìn chung, bản vẽ thiết kế kiến trúc sẽ cần phải có 3 phần cơ bản: phần kiến trúc, phần kết cấu, và phần điện nước. Mỗi phần đều có chú thích rõ ràng để khách hàng đọc và hiểu bản vẽ dễ dàng hơn.
Phần kiến trúc
Phần kiến trúc mô tả tổng thể từ ngoài vào trong công trình, giúp khách hàng hay chủ đầu tư hình dung được kiểu dáng của công trình sau khi được thi công hoàn thiện.
Phần này của bản vẽ kiến trúc sẽ thể hiện phối cảnh mặt tiền công trình, cách phối màu như thế nào, cần sử dụng những vật liệu xây dựng gì,… cho công trình.
Phần kiến trúc sẽ mô tả mặt bằng cắt từng tầng bên trong công trình. Các hình ảnh mặt cắt này sẽ thể hiện vị trí và diện tích từng không gian phòng trên mỗi tầng, kích thước mảng tường, lối đi, cầu thang.
Phần kết cấu
Phần kết cấu trong bản vẽ kiến trúc gồm:
- Những ghi chú tổng quan trong xây dựng: lớp thép bảo vệ trong bê tông, khoảng cách thép có thể chịu lực, móc thép chịu lực, cấu tạo đai cột và dầm…
- Cấu tạo móng, mặt bằng móng nhà: tùy vào tình trạng đất xây dựng và độ phức tạp của công trình sẽ có phương án thi công móng phù hợp (móng cọc, móng đơn,…)
- Mặt bằng định vị cột, chi tiết cột: cần mô tả được vị trí và khoảng cách đặt các cột.
- Phần kết cấu sàn tầng.
- Phần thống kê cốt thép.
Trong phần kết cấu, khách hàng sẽ có cái nhìn chi tiết hơn qua các ghi chú trong lĩnh vực xây dựng, mặt bằng, chi tiết cột, kết cấu sàn và tầng, vật liệu… đảm bảo tính an toàn, vững chắc cho toàn công trình.
Phần điện nước
Phần điện trong bản vẽ cung cấp sơ đồ bố trí điện cho các tầng, hệ thống đèn chiếu sáng, hệ thống thông gió, chi tiết các thiết bị điện trong nhà như điều hòa, tủ lạnh,…
Về hệ thống nước, bản vẽ sẽ mô tả hệ thống đường cấp thoát nước trên các mặt bằng tầng có phòng tắm, nhà vệ sinh, phòng giặt, bếp…
Vai trò của bản vẽ kiến trúc là gì?
Bản vẽ kiến trúc có vai trò vô cùng lớn trong xây dựng. Bản vẽ kiến trúc tốt không chỉ dừng lại ở việc mô phỏng chính xác một công trình hoàn chỉnh, mà còn hỗ trợ cho các kỹ sư, đội ngũ thi công biết rõ mặt bằng, kích thước, diện tích… để thuận lợi và nhanh chóng tiến hành xây dựng một công trình chắc chắn, chuẩn xác và an toàn.
Một bản vẽ kiến trúc được vẽ bởi một kiến trúc sư được đào tạo chuyên nghiệp, có am hiểu và tay nghề vững, sẽ không chỉ cung cấp cho khách hàng công trình có tính thẩm mỹ cao, tối ưu công năng của mọi góc trong công trình, mà còn giúp tiết kiệm chi phí vật liệu một cách tốt nhất mà vẫn bảo đảm công trình vững chắc.
Bản vẽ kiến trúc giúp tiết kiệm thời gian sửa và hạn chế tối đa phát sinh không cần thiết như chi phí sửa và thay đổi.
Đồng thời, nhờ có bàn vẽ kiến trúc, kỹ sư, đơn vị thi công, gia chủ/chủ đầu tư có thể kiểm soát được tiến độ thi công, nguyên vật liệu và chi phí. Đơn vị thi công cũng từ đó đảm bảo tiến độ xây dựng và hoàn tất đúng thời gian quy định.
Cách đọc bản vẽ kiến trúc là gì?
Để đọc được bản vẽ kiến trúc, trước hết khách hàng cần hiểu một số ký hiệu cũng như cách chia tỷ lệ trong bản vẽ kiến trúc là gì để hiểu và hình dung được công trình.
Tỷ lệ trong bản vẽ kiến trúc
Tỷ lệ trong bản vẽ là tỷ số giữa kích thước hình được biểu diễn trên bản vẽ với kích thước bên ngoài thực tế tương ứng.
Tùy theo khổ của bản vẽ, kích thước và mức độ phức tạp của công trình mà có thể chọn các tỷ lệ như: 1:5, 1:10, 1:50, 1:100, 1:200, 1:500, 1:1000 hoặc 1:2000.
Các tỷ lệ trên tương ứng với các thông số:
Tỷ lệ 1:50000 – 1:2000 là tỷ lệ thu nhỏ lại gấp nhiều lần so với ngoài thực tế. Tỷ lệ này thường được dùng trong các bản đổ, cần mô tả vùng lãnh thổ rộng lớn hay khảo sát quan trắc trên không.
Tỷ lệ 1:1000 – 1:500 là tỷ lệ thường dùng khi cần mô tả tổng quan về công trình, vị trí mạng lưới đô thị, rất phù hợp làm nổi bật các cơ sở hạ tầng và các thành phần khác.
Tỷ lệ 1:250 – 1:200 là tỷ lệ dùng mô tả các mặt đứng, mặt bằng và mặt cắt cho các công trình kiến trúc rộng lớn cần xem xét cả không gian bố cục.
Tỷ lệ 1:150 – 1:100 là tỷ lệ sử dụng trong các bản vẽ công trình nhỏ. Đối với những công trình lớn, bản vẽ sử dụng tỷ lệ này sẽ là mô hình chi tiết hơn, bố cục và cấu trúc được xác định rõ ràng hơn.
Tỷ lệ 1:75 – 1:25 là tỷ lệ mô tả kết cấu bố cục lẫn sự kết nối giữa các tầng, phóng to từng phòng và thể hiện chi tiết hơn hệ thống điện, nước…
Tỷ lệ 1:20 – 1:10 là tỷ lệ thể hiện ở mức rất chi tiết đến cách bố trí nội thất, cấu trúc trên bản vẽ.
Tỷ lệ 1:5 – 1:1 là tỷ lệ mô tả ở mức chi tiết và chuẩn xác nhất.
Tùy vào quy mô dự án công trình và yêu cầu mà kiến trúc sư khi thiết kế cần chọn tỷ lệ phù hợp. Thông thường, tỷ lệ 1:100 sẽ hay được sử dụng trong bản vẽ kiến trúc nhà ở, biệt thự.
Các ký hiệu thường gặp trong bản vẽ kiến trúc là gì?
Trong một bản vẽ kiến trúc sẽ có các ký hiệu về lĩnh vực xây dựng mà người đọc cần biết để hiểu bản vẽ. Sau đây Blockchaindbs sẽ cung cấp một số ký hiệu xuất hiện trong bản vẽ kiến trúc.
Ngoài những ký hiệu về vật liệu xây dựng, trong các lát cắt mặt bằng của bản vẽ còn xuất hiện các ký hiệu khác như: nội thất, cửa, cầu thang…
Cách đọc bản vẽ mặt bằng
Mặt bằng cắt của từng tầng trong công trình mô tả các không gian như phòng khách, phòng ngủ, nhà bếp, phòng tắm, sân thượng, sân phơi, hành lang, cầu thang…
Khi đọc bản vẽ mặt bằng cần lưu ý về một số ký hiệu cũng như kích thước sau:
- Kích thước tổng ngoài (chiều dọc và chiều ngang) của từng mặt bằng.
- Diện tích từng không gian, chiều dài và chiều rộng mỗi phòng hoặc không gian ban công.
- Kích thước khoảng cách, độ dày của tường, trục cột.
- Kích thước và vị trí đặt các cửa.
- Ký hiệu hướng đi và kích thước cầu thang, hành lang giữa các phòng.
- Một số ký hiệu nội thất trong phòng như bồn rửa mặt, chậu rửa trong bếp, giường ngủ…
Cách đọc bản vẽ mặt đứng
Mặt đứng là hình chiếu cắt dọc thể hiện hình dáng đứng của công trình. Từ bản vẽ mặt đứng có thể nhìn vào tỷ lệ mỗi không gian trong nhà từ bên trái, phải, trước sau.
Cần để ý các trục được chú thích trong bản vẽ để phân biệt và xác định đây là trục nhìn từ bên phải sang hay từ bên trái, hoặc nhìn từ phía sau hay nhìn từ phía trước.
Cách đọc bản vẽ mặt cắt
Mặt cắt mô tả chiều cao của mỗi tầng, gác mái (nếu có), chiều cao của các cửa ra vào và cửa sổ, thể hiện rõ hơn độ dày và kích thước của tường, vách ngăn, cầu thang. Đồng thời, các chi tiết kiến trúc ngang, cách bài trí trong không gian ngang cũng được thể hiện qua mặt cắt.
Cách đọc bản vẽ phối cảnh
Bản vẽ phối cảnh mô tả hình dáng công trình và khung cảnh sân vườn xung quanh công trình giống ngoài thực tế, giúp khách hàng, gia chủ/chủ đầu tư hình dung được dự án, công trình xây dựng của mình sau khi được hoàn thiện.
Với kỹ thuật công nghệ hiện đại như ngày nay, việc tái hiện các mô hình nhà trên các phần mềm hiện đại khác nhau để cho ra bản vẽ phối cảnh với kích thược và màu sắc thực tế tự nhiên y như công trình thật rất phổ biến.
Lời kết
Bản vẽ kiến trúc là hồ sơ có ý nghĩa vô cùng quan trọng và cung cấp những thông tin rất cần thiết, hỗ trợ cho các kỹ sư, đơn vị thi công tiến hành xây dựng các công trình kiến trúc một cách thuận lợi và nhanh chóng kịp tiến độ hoàn thiện. Các bản thiết kế không chỉ giúp cho các gia chủ/chủ đầu tư hiểu và hình dung được công trình mà còn giúp gia chủ/chủ đầu tư có thể tiết kiệm chi phí vật liệu và theo dõi tiến độ thi công, tránh các tình huống phát sinh không mong muốn.
Như vậy, bài viết này của Blockchainbds đã cung cấp những thông tin cần thiết giải đáp cho câu hỏi “bản vẽ kiến trúc là gì?”.
Đừng quên theo dõi Blockchainbds để cập nhật thêm nhiều thông tin và kiến thức hữu ích về bất động sản.
Tham khảo các bài viết:
0 comments