nha-mai-thai-la-gi

Nhà mái thái là gì? Đây là câu hỏi khiến không ít người đau đầu với dự định xây dựng một ngôi nhà mới. Hãy cùng theo dõi bài viết này để có được câu trả lời giải đáp cho sức hút của mẫu nhà mái thái trong thời gian gần đây.

Nội dung bài viết

Nhà mái thái là gì?

nha-mai-thai-la-gi
Nhà mái thái là gì?

Mẫu nhà mái thái là một trong những mẫu nhà được ưa chuộng nhất hiện nay không chỉ mang một vẻ đẹp tinh tế mà nó còn khá phù hợp với kinh tế của nhiều gia đình.

Với thiết kế nổi bật, mẫu nhà mái thái thường có thiết kế thấp tầng: 1 tầng (nhà cấp 4 mái thái) hoặc là 2 tầng, nhiều tầng, biệt thự mái thái. Mẫu nhà mái thái thường có các phần: Phần mái lợp ngói với kiến trúc mái theo kiểu Thái, cửa chính, cửa sổ.

Xét về mức độ chi tiết, nhà mái thái được xây dựng và hoàn thiện rất cầu kỳ nên thường sẽ tốn nhiều chi phi hơn so với những mẫu nhà thông thường như nhà ống chẳng hạn. Bên cạnh đó, thời gian xây dựng cũng khá nhanh chóng nên tiết kiệm được nhiều thời gian cho gia chủ.

Đặc điểm của nhà mái thái

Nhà mái thái 1 tầng – nhà cấp 4 mái thái

nha-mai-thai-1-tang
Nhà mái thái 1 tầng – nhà cấp 4 mái thái

Hiện nay, nhiều gia đình lựa chọn làm nhà mái thái 1 tầng với diện tích sàn khoảng <1000m2 sàn. Có thể thấy với diện tích sàn lớn như này thì ở khu vực nông thôn sẽ đáp ứng được hơn so với khu vực thành thị đất chật người đông.

Hơn nữa, nhà mái thái kiểu này cũng có chi phí xây dựng thấp nên phù hợp với những gia đình hiện có thu nhập vừa phải.

Nhà mái thái trên 2 tầng

Nếu không có nhiều diện tích sàn như mẫu nhà mái thái trên, gia chủ có thể tìm hiểu mẫu nhà mái thái có 2 tầng trở lên. Với mẫu nhà kiểu này, gia chủ có thể tận dụng được diện tích sàn mà lại có thêm nhiều phòng và tiện ích khác, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của gia đình nhiều thành viên.

Để có thể xây dựng nhà mái thái 2 tầng trở lên sẽ đi kèm với việc yêu cầu kỹ thuật cao, chi phí xây dựng cũng ở mức tương đối, thời gian thi công cũng sẽ nhiều hơn. Do vậy, gia chủ cũng cần chuẩn bị tài chính, thời gian và tìm được đội thợ chuyên nghiệp.

Ưu điểm chung của nhà mái thái

Về công năng sử dụng

Tản nhiệt giúp chống nóng cho căn nhà: Với thiết kế mái thái được lợp ngói có độ nghiêng nên tản nhiệt tốt, chống nóng hiệu quả có cả căn nhà.

Hạn chế thấm dột, đọng nước phần mái: Nếu ở mẫu nhà mái bằng, phần nước mưa sẽ đọng lại, lâu dần mái có nguy cơ thấm nước vào tường. Ngược lại, nhà mái thái khi dưới trời mưa, phần nước mưa sẽ trôi nhanh xuống và không bị đọng lại trên mái.

Về thiết kế 

Nhiều kiểu dáng, thiết kế: Gia chủ có thể vận dụng kiến trúc nhà mái thái cho nhà 1 tầng, 2 tầng hoặc nhiều hơn tùy nhu cầu sử dụng.

Nguyên vật liệu sử dụng xây nhà mái thái cũng rất phổ biến, dễ kiếm như: Ngói, mái lợp, gạch,…Những vật liệu này lại rất đa dạng, nhiều kích thước, màu sắc phong phú nên gia chủ có thể lựa chọn và chỉnh sửa theo sở thích.

Hiện nay, nhiều đơn vị thiết kế và các kiến trúc sư luôn sáng tạo và tiếp thu những mẫu thiết kế đa dạng, kiểu dáng mới mẻ. Do đó, nhiều mẫu nhà mái thái hiện được nhiều người đánh giá rất phù hợp thời đại.

Về thẩm mỹ

Nhà mái thái là sự kết hợp khéo léo giữa vẻ đẹp khỏe khoắn, hiện đại của mẫu nhà phố và sự mềm mại phần mái. Lựa chọn mẫu nhà mái thái, gia chủ dường như muốn tạo điểm nhấn cho tổ ấm của mình trong khuôn viên vườn rộng (nếu ở nông thôn) hoặc tạo ấn tượng giữa trăm ngàn mẫu nhà ống san sát tại thành phố sầm uất.

Về phong thủy

Nhà mái thái nhận được nhiều đánh giá tích cực về phong thủy. Theo đó, nhà mái thái có phần mái đổ dốc nên phần nào giúp ngôi nhà tránh tụ khí xấu.

Nhược điểm của nhà mái thái

Bên cạnh sở hữu những ưu điểm thì nhà mái thái cũng tồn tại một vài nhược điểm. Cùng theo dõi tiếp để chú ý và có thể tìm cách khắc phục.

Thời gian thi công tương đối dài

Nhà mái thái sở hữu vẻ đẹp hình thức, với những chi tiết thiết kế chỉn chu và tỉ mỉ nên việc thi công cũng cần cầu kỳ, kỹ lưỡng. Chính yếu tố này đã đẩy thời gian thi công căn nhà trở nên dài hơn so với những mẫu nhà khác.

Bên cạnh đó, nhà mái thái sử dụng ngói để lợp do vậy sau một thời gian dài sử dụng cũng cần phải đảo lại giống với nhà mái ngói truyền thống. Bởi vì ngói là vật liệu được lắp ghép, xếp chồng lên nhau, vì mưa nắng gió nhiều sẽ khiến chúng bị xô lệch khỏi vị trí ban đầu.

Chi phí xây dựng cao

chi-phi-xay-dung-nha-mai-thai
Nhà mái thái có chi phí xây dựng cao

Do là mẫu nhà kết hợp nhiều kỹ thuật mới, thiết kế lạ đẹp mắt nên cũng cần yêu cầu thợ thi công có tay nghề cao, có chuyên môn và kỹ năng xử lý các vấn đề. Do vậy, những bước thi công yêu cầu độ chính xác cao nên chi phí trả nhân công cũng tương ứng.

Ngoài ra, nhiều chi tiết trong thiết kế nhà mái thái cũng có yêu cầu cao, tỉ mỉ từ khâu chọn nguyên vật liệu tới khi thi công. Hiện nay, vật giá leo thang thì chi phí cho việc xây dựng nhà mái thái cũng đội lên nhiều.

Không thể cải tạo, xây thêm tầng

Với thiết kế mái lợp ngói thì sẽ phải xây dựng phần vỉ ruồi. Do đó, khi hoàn thiện nhà mái thái nhưng lại muốn cơi nới thêm tầng thì khả năng sẽ khó thực hiện được.

Các bước lợp phần mái cho nhà mái thái

Bước 1: Chuẩn bị đồ để lợp, xem xét tiêu chuẩn lợp

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các nguyên vật liệu cần có, thợ thi công cần chú ý tới độ dốc của mái đạt 30 – 35% độ là đạt chuẩn.

Bước 2: Xác định mặt phẳng mái, khoảng cách các thanh mè theo tiêu chuẩn thiết kế.

Bước 3: Lợp mái ngói

nha-mai-thai-lop-ngoi
Lợp mái ngói nhà mái thái

Lợp mái theo kiểu âm dương, xen kẽ để hình thành chữ công trước tiên. Tiếp đó, thợ cần lợp các viên ngói từ phải sang trái với điều kiện áp sát nhau. Đồng thời, khi lợp cần chú ý khi lợp xong 10 viên ngói cần có dây căng dọc để kiểm tra ngói đã được lợp thẳng hàng chưa?

Tiếp theo, thanh mè và các viên ngói được cố định với nhau bằng vít thép nên rất chắc chắn, không bị xô lệch.

Bước 4: Hoàn thiện phần ngói rìa và ngói nóc

Tấm ván hông hoặc phần sắt hộp có kích thước 3x6cm sẽ được ốp với một cạnh ngói rìa. Theo đó, một cạnh còn lại được lắp ôm sát sóng dương của ngói chính và được cố định bởi vít thép cố định đảm bảo an toàn. Ngoài ra, phần đầu trên của ngói rìa cần phải sát với đuôi hàng ngói lợp phía bên trên.

Lợp ngói nóc chú ý chất kết dính có thể là vữa dẻo để phần nóc được kín, tránh kẽ hở, đảm bảo nước mưa không lọt vào được.

Những thợ có chuyên môn sẽ ước lượng và thực hiện lợp ngói theo tiêu chuẩn không khít quá đồng thời cũng không cách xa quá để đảm bảo sự liên kết xen kẽ lẫn nhau. Điều này phải thực hiện đều từ những hàng ngói đầu tiên cho đến những viên ngói cuối cùng.

Trong quá trình lợp ngói, chú ý không sử dụng những viên ngói có vết rạn nứt, vỡ nhằm tránh về sau. Bởi vì những dấu hiệu này cho thấy viên ngói đã không đạt tiêu chuẩn sử dụng, tránh ảnh hưởng đến những viên ngói lợp cạnh khác.

Một số mẫu nhà mái thái phổ biến hiện nay

Mẫu nhà mái thái một tầng đơn giản

Đây là mẫu nhà mái thái phổ biến nhất hiện nay. Thiết kế đơn giản nhưng vẫn chỉn chu trong từng đường nét thiết kế. 

Với những gia đình trẻ, ít thành viên mà kinh tế vừa phải thì mẫu nhà mái thái 1 tầng đơn giản này dường như là một sự lựa chọn hợp lý.

Mẫu nhà mái thái dạng nhà sàn

nha-mai-thai-nha-san
Mẫu nhà mái thái dạng nhà sàn

Sự kết hợp giữ phong cách nhà sàn và thiết kế nhà mái thái đã tạo nên vẻ đẹp hài hòa, tương trợ khiến cho căn nhà trở nên thật gần gũi ấm cúng nhưng cũng thức sự mới mẻ với mọi người.

Mẫu nhà mái thái một trệt một lầu

nha-mai-thai-1-tret-1-lau
Mẫu nhà mái thái một trệt một lầu

Mẫu nhà này là sự nâng cấp của mẫu nhà mái thái một tầng. Tại mẫu thiết kế 1 tầng 1 trệt giúp căn nhà tận dụng được diện tích sàn đồng thời cũng có không gian trên tầng để sinh hoạt.

Mẫu nhà mái thái với kiến trúc hiện đại

nha-mai-thai-hien-dai
Mẫu nhà mái thái với kiến trúc hiện đại

So với mẫu nhà mái thái đơn giản, những mẫu nhà mái thái dần được cải tiến và áp dụng kiến trúc hiện đại qua bàn tay khéo léo của các kiến trúc sư. Căn nhà của bạn thực sự sẽ trở nên sang trọng, tinh tế và công năng sử dụng lại được tận dụng tối đa.

Mẫu nhà mái thái phong cách biệt thự

nha-biet-thu-2-tang-mai-thai-dep
Mẫu nhà mái thái phong cách biệt thự

Mẫu nhà mái thái này được đánh giá sang trọng và đẳng cấp với những nguyên vật liệu chất lượng cao mà chi phí cũng thuộc tầm cao cấp.

Hỏi và đáp về nhà mái thái

Nhà tôi dự kiến xây nhà theo kiểu nhà mái thái 1 tầng trên diện tích sàn 100m2. Vậy chi phí xây dựng hiện nay là bao nhiêu?

Trả lời: 

Với diện tích sàn cho phép xây dựng là 100m2 thì xây nhà mái thái là sự lựa chọn hợp lý. Theo đó nếu như gia chủ để phần thi công cho nhà thầu, nhân công hoàn thiện công trình thì chi phí khoảng 3 -3,5 triệu đồng/m2. Do đó, tổng chi phí rơi vào khoảng 600 triệu đồng.

Nếu như gia chủ giao toàn bộ công trình cho nhà thầu lo và chỉ việc nhận chìa khóa và vào ở thì chi phí có thể ở mức cao hơn, khoảng 4,5 – 6 triệu đồng/m2. Theo đó, mức đầu tư sẽ rơi vào 900 triệu đồng cho căn nhà mái thái mới.

Xây nhà mái thái 2 tầng thường mất thời gian bao lâu?

Trả lời:

Thực tế việc xây nhà trong thời gian bao lâu là vấn đề nhiều người mong muốn có đáp án cụ thể. Tuy nhiên, việc xây nhà muốn hoàn thiện nhanh không phải là thực hiện được ngay bởi còn phụ thuộc vào nguồn nhân lực, thời điểm xây dựng, diện tích xây dựng, địa điểm xây dựng,… Do đó, tùy theo nhu cầu của gia chủ cùng nhiều điều kiện khác nên chưa thể đưa ra thời gian chính xác cho câu hỏi này.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin hữu ích đã được blockchainbds thể hiện qua bài viết này đã giúp bạn đọc có đáp án cho câu hỏi ban đầu Nhà mái thái là gì? Đồng thời nếu có dự định xây dựng nhà mái thái thì bạn đọc cũng đã có những hiểu biết cơ bản về mẫu nhà mái thái thông qua những thông tin bên trên.

Suất Đầu Tư Là Gì? Cách Tính Suất Đầu Tư

Mua Bán Bất Động Sản Là Gì?

About the Author

Để lại ý kiến của bạn

Your email address will not be published. Required fields are marked

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}