Vay ngân hàng cần những gì

Vay ngân hàng cần những gì phụ thuộc vào hình thức vay và từng gói vay cụ thể. Hiện nay, có 2 hình thức vay ngân hàng chủ yếu là vay tín chấp và vay thế chấp. Mỗi hình thức vay sẽ có những điều kiện và thủ tục tương ứng. Hãy theo dõi bài dưới đây, Blockchain sẽ giúp bạn đọc có thêm những thông tin cụ thể và chuẩn bị hồ sơ vay nhanh chóng.

Vay ngân hàng cần những gì

Vay ngân hàng cần những gì?

Điều kiện vay vốn ngân hàng

Đối tượng

Theo quy định của pháp luật, đối tượng được hỗ trợ vay vốn ngân hàng phải đủ các điều kiện cơ bản sau:

  • Là công dân có quốc tịch Việt Nam hoặc quốc tịch nước ngoài từ đủ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ giấy tờ tùy thân.
  • Người vay không có dư nợ xấu ở bất kỳ ngân hàng hay tổ chức tín dụng nào tại thời điểm vay vốn.
  • Người vay phải có hộ khẩu thường trú tại nơi có chi nhánh ngân hàng cho vay vốn.
  • Người vay phải có mục đích vay vốn rõ ràng và hợp pháp.

Riêng các đối tượng sau đây không được vay vốn ngân hàng:

  • Là thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc), Ban kiểm soát của ngân hàng.
  • Là người có nhu cầu sử dụng vốn vay để thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh thuộc ngành, nghề mà pháp luật cấm.
  • Đối với khách hàng có khoản nợ xấu tại bất kỳ ngân hàng nào trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam hoặc điểm tín dụng thấp, ngân hàng hoàn toàn có quyền từ chối cho vay.

 Thu nhập

Khi đặt câu hỏi “Vay ngân hàng cần những gì?” thì thu nhập của người vay vốn là yếu tố được nhiều người nhắc đến đầu tiên. Người vay vốn cần phải chứng minh có khả năng trả nợ bằng cách chứng minh bản thân có thu nhập ổn định thông qua hợp đồng lao động (còn hiệu lực) và sao kê lương (bản gốc) trong 3-6 tháng gần nhất.

Tài sản đảm bảo

Với hình thức vay vốn thế chấp thì bên cạnh độ tín nhiệm, mức thu nhập của người vay vốn thì ngân hàng quan tâm nhất đến đó chính là giá trị của tài sản thế chấp. Tài sản thế chấp càng lớn thì người vay vốn sẽ được vay với hạn mức càng cao.

Quy trình vay vốn

Hầu hết quy trình cho vay tại các ngân hàng đều bao gồm những bước như sau:

Bước 1: Lựa chọn hình thức vay vốn phù hợp

Tùy theo mục đích và khả năng mà người vay vốn sẽ lựa chọn hình thức vay phù hợp, bao gồm vay tín chấp và vay thế chấp.

Vay tín chấp nghĩa là người vay vốn không cần tài sản để đảm bảo. Với hình thức này, ngân hàng sẽ dựa trên độ uy tín, xem xét mức thu nhập của người vay vốn với số tiền cho vay, từ đó đánh giá khả năng chi trả nợ của người vay vốn. Hình thức này thường có hạn mức từ 5 – 10 triệu đồng, thường được các công nhân, cán bộ công chức hoặc người cần số tiền gấp tiêu dùng trong ngắn hạn lựa chọn để đi vay.

Với vay thế chấp, người vay vốn cần đem tài sản cá nhân (như đất đai, nhà cửa, xe cộ, …) làm vật đảm bảo cho điều kiện vay vốn ngân hàng. Vay thế chấp tài sản sẽ được ngân hàng duyệt giải ngân với số tiền cao hơn vay tín chấp, thông thường sẽ cho vay 60 – 70% giá trị của tài sản thế chấp. Do đó, hình thức này thường được sử dụng cho các trường hợp cần nguồn vốn kinh doanh, mua nhà, đất, ô tô, …

Bước 2: Lựa chọn ngân hàng và đăng ký vay vốn tại phòng giao dịch (hoặc chi nhánh) gần nơi cư trú

Theo số liệu thống kê (nguồn: Wikipedia), tính đến thời điểm hiện nay, ở Việt Nam có 49 ngân hàng. Vậy nên, lựa chọn ngân hàng vay vốn chính là điều quan trọng khi vay vốn. Dưới đây là một vài lưu ý khi lựa chọn ngân hàng vay vốn:

  • Chọn ngân hàng mà nơi mình có hộ khẩu cư trú, bởi nếu vay ở chi nhánh mà không cùng địa bàn hộ khẩu thì sẽ không được cho vay
  • Chọn ngân hàng lớn, độ uy tín cao
  • Chọn ngân hàng có lãi suất thấp

Sau khi lựa chọn được ngân hàng phù hợp, người vay vốn sẽ thực hiện đăng ký vay vốn tại phòng giao dịch (hoặc chi nhánh) gần nơi cư trú.

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ

Thông thường các nhân viên ngân hàng sẽ đặt câu hỏi xoay quanh các vấn đề như: mục đích vay, số tiền cần vay là bao nhiêu, thời gian vay trong bao lâu, tài sản đảm bảo là gì (trường hợp vay thế chấp), các nguồn thu nhập chính là gì, có ổn định không, thu nhập trung bình hàng tháng bao nhiêu, …

Sau khi khảo sát sơ bộ tình hình tài chính của người vay vốn, nhân viên ngân hàng sẽ xem xét khoản vay và hướng dẫn người vay vốn làm hồ sơ đầy đủ theo quy định hiện hành của ngân hàng.

Bước 4: Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ cho vay

Sau khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn, ngân hàng sẽ tiến hành xác nhận thông tin và thẩm định lại hồ sơ nhằm mục đích:

  • Xem xét lại tính chính xác và đầy đủ các loại giấy tờ mà người vay vốn cung cấp, bao gồm thông tin có chính xác không, giấy tờ cung cấp là thật hay giả.
  • Kiểm tra người vay vốn có bất kỳ khoản nợ xấu nào trong vòng 2 – 3 năm tại các ngân hàng khác hay không.
  • Phân tích năng lực tài chính của người vay vốn, xem xét mức cho vay phù hợp và đảm bảo khả năng hoàn vốn vay.
  • Thẩm định giá trị của tài sản thế chấp (trường hợp người vay vốn lựa chọn hình thức vay thế chấp).

Nếu người vay vốn cung cấp đầy đủ và nhanh chóng giấy tờ được yêu cầu, quá trình thẩm định sẽ diễn ra nhanh hơn, cơ hội được duyệt cho vay cũng sẽ cao hơn.

Bước 5: Phê duyệt khoản vay

Sau khi hoàn tất thẩm định hồ sơ vay vốn, nhân viên ngân hàng sẽ gửi lên cấp trên có thẩm quyền đề xuất tín dụng và xin phê duyệt khoản vay. Sau đó, khách hàng sẽ được nhận thông báo thông tin về khoản vay có được phê duyệt hay không.

Bước 6: Giải ngân

Nếu hồ sơ được duyệt, hợp đồng được ký thì ngân hàng sẽ tiến hành giải ngân khoản tiền mà khách hàng được vay theo đúng giá trị đã ký trên hợp đồng. Khách hàng có thể tùy chọn nhận số tiền vay trực tiếp bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.

Trong vòng 1 – 3 ngày, thủ tục vay vốn ngân hàng sẽ được thực hiện và hoàn tất. Tuy nhiên, trường hợp khoản vay phức tạp, thời gian này có thể kéo dài nhưng tối đa không quá 1 tuần.

Hồ sơ vay vốn

Mỗi ngân hàng khác nhau sẽ có quy định khác nhau về hồ sơ vay vốn. Tuy nhiên, mỗi bộ hồ sơ đều cần những giấy tờ cơ bản như sau:

Giấy đề nghị vay vốn ngân hàng: từng ngân hàng sẽ có mẫu riêng và được nhân viên ngân hàng cung cấp.

Hồ sơ pháp lý:

  • CMND/CCCD/Hộ chiếu của người vay vốn và của vợ (hoặc chồng) trong trường hợp đã kết hôn.
  • Hộ khẩu
  • Giấy đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận độc thân.

Hồ sơ tài chính

  • Giấy tờ chứng minh thu nhập từ lương: Hợp đồng lao động, Quyết định công tác, Sao kê tài khoản trả lương qua ngân hàng hoặc bảng lương trong 03 – 06 tháng gần nhất có xác nhận của thủ trưởng đơn vị công tác.
  • Các giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập khác (nếu có): Hợp đồng cho thuê xe ổn định trong 06 tháng gần nhất, Hợp đồng mua bán nhà đất, …

Hồ sơ mục đích vay

  • Vay tiêu dùng: Bảng kê khai các vật dụng cần mua, …
  • Vay mua bất động sản: Giấy đặt cọc/ Thỏa thuận mua bán/Hợp đồng, …
  • Vay xây sửa nhà cửa: Bảng dự toán/Hợp đồng thi công, …

Hồ sơ tài sản đảm bảo (trong trường hợp vay thế chấp)

Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, cụ thể như sau:

  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở (sổ đỏ, sổ hồng), giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, …
  • Giấy đăng ký xe, Bảo hiểm xe, …
  • Các chứng từ khác có giá trị như sổ tiết kiệm, …

Lựa chọn ngân hàng phù hợp với mục đích

Bên cạnh việc chuẩn bị các tiêu chí để việc “Vay ngân hàng cần những gì?” thì lựa chọn ngân hàng nào để vay vốn cũng là yếu tố cần cân nhắc. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều ngân hàng, mỗi ngân hàng sẽ có tiêu chí riêng trong việc phê duyệt hồ sơ vay vốn. Bạn có thể cân nhắc một trong những ngân hàng sau nếu rơi vào trường hợp tương tự:

  • Chọn ngân hàng Agribank nếu bạn đang ở khu vực nông thôn hoặc có nhu cầu cầu vay vốn để mở rộng hoạt động sản xuất, đầu tư vào nông nghiệp vì đây là ngân hàng tập trung vào hoạt động nông nghiệp và phát triển nông thôn.
  • Chọn Ngân hàng Quân đội – MB Bank nếu bạn là sĩ quan, hạ sĩ quan làm việc trong quân đội, công an.
  • Chọn BIDV, Vietcombank, Vietinbank nếu bạn muốn vay vốn để các dự án kinh doanh, đầu tư vào công nghệ.

Ngân hàng hay công ty tài chính?

Hiện nay có rất nhiều công ty tài chính hay app cho vay, quy mô lớn nhỏ cung cấp hoạt động cho vay online, hình thức vay nhanh chóng và cực kỳ tiện lợi. Tuy nhiên, nếu bạn đang thật sự cần tiền thì lời khuyên dành cho bạn là hãy chọn ngân hàng vì:

  • App online: Hình thức vay nhanh chóng, đơn giản nhưng rủi ro cao do vấn đề lừa đảo vay tiền qua app để ăn cắp thông tin cá nhân đang phổ biến.
  • Vay công ty tài chính: điều kiện vay đơn giản, giải ngân nhanh nhưng lãi suất cao hơn ngân hàng 1,5 – 2 lần. Trường hợp gặp phải công ty tài chính “rởm”, người vay vốn sẽ gặp phải ám ảnh.

Kết luận

Trên đây là những thông tin, kiến thức cần biết về vay ngân hàng cần những gì từ blockchainbds. Người vay vốn nên tìm hiểu thật kỹ trước khi quyết định vay vốn. Việc vay vốn ngân hàng tuy khó khăn, mất nhiều thời gian nhưng bù lại an toàn và lãi suất thấp.

Bài viết cùng chủ đề:

About the Author

Để lại ý kiến của bạn

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}